留学@JP(外国人進学・就職情報サイト)のロゴ

留学生進学準備の基礎知識─Về kì thi du học Nhật Bản (EJU)─

1:Phạm vi ra đề(Tiếng Nhật、Toán I、Toán II、Vật lý、Hóa học、Sinh học、Môn tổng hợp)

Tiếng Nhật
Kết cấu:
Gồm 3 phần viết văn, đọc hiểu, nghe hiểu / nghe đọc hiểu.
Thứ tự và thời gian:
Tiến hành theo thứ tự Viết văn (30 phút) → Đọc hiểu (40 phút) → Nghe đọc hiểu → Nghe hiểu (Thời gian nghe đọc hiểu và nghe hiểu cộng lại khoảng 55 phút)
Toán I
  • 1Số học và biểu thức
  • 2Hàm số bậc 2
  • 3Hình học và đo lường
  • 4Tổ hợp và xác suất
  • 5Tính chất của số nguyên
  • 6Tính chất của hình học
Toán II
  • 1Số học và biểu thức
  • 2Hàm số bậc 2
  • 3Hình học và đo lường
  • 4Tổ hợp và xác suất
  • 5Tính chất của số nguyên
  • 6Tính chất của hình học
  • 7Các loại biểu thức
  • 8Hình học và phương trình
  • 9Hàm số mũ, hàm số logarit
  • 10Hàm số lượng giác
  • 11Khái niệm vi phân, tích phân
  • 12Dãy số
  • 13Vectơ
  • 14Mặt phẳng phức
  • 15Các đường cong trên mặt phẳng
  • 16Giới hạn
  • 17Phép vi phân
  • 18Phép tích phân
Vật lý

Phạm vi ra đề nằm trong phần “Vật lý” và “Vật lý cơ bản” thuộc chương trình giáo dục THPT Nhật Bản.

①Cơ học
“Lực và chuyển động”,“Năng lượng và động lượng”,“Các loại lực và chuyển động”
②Nhiệt học
“Nhiệt và nhiệt độ”,“Tính chất của khí”
③Sóng
“Tính chất của sóng”,“Phương thức truyền sóng và cách biểu diễn”,“Nguyên lí chồng chất và nguyên lí Huygens-Fresnel”,“Tính chất của ánh sáng”,“Phương thức truyền sóng ánh sáng”,“Nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng”
④Tĩnh điện và điện từ
“Điện trường”,“Dòng điện”,“Dòng điện và từ trường”,“Cảm ứng điện từ và sóng điện từ”
⑤Nguyên tử
“Cấu tạo nguyên tử”,“Hạt nhân”,“Các hạt siêu nhỏ”
Hóa học

Phạm vi ra đề nằm trong phần “Hóa học” và “Hóa học cơ bản” thuộc chương trình giáo dục THPT Nhật Bản.

①Cấu tạo của vật chất
“Nghiên cứu về vật chất”,“Phân tử cấu tạo vật chất”,“Vật chất và liên kết hóa học”,“Định lượng của vật chất và công thức hóa học”
②Trạng thái và sự thay đổi của vật chất
“Sự thay đổi của vật chất”,“Trạng thái và cân bằng của vật chất”,“Sự thay đổi và cân bằng của vật chất”
③Hóa học vô cơ
“Nguyên tố điển hình (nguyên tố thuộc các nhóm chủ yếu)”,“Nguyên tố chuyển tiếp”,“Phương pháp điều chế trong công nghiệp của chất vô cơ”,“Phân li, phân tích ion kim loại”,“Chất vô cơ và cuộc sống của con người”
④Hóa học hữu cơ
“Tính chất và phản ứng của hợp chất hữu cơ”,“Hidrocacbon”,“Hợp chất chứa nhóm chức”,“Hợp chất thơm”,“Hợp chất hữu cơ và cuộc sống của con người”
Sinh học

Phạm vi ra đề nằm trong phần “Sinh học” và “Sinh học cơ bản” thuộc chương trình giáo dục THPT Nhật Bản.

①Vật chất và các hiện tượng sinh học
“Tế bào và phân tử”,“Chuyển hóa”,“Thông tin di truyền và biểu hiện gen”
②Sinh sản và sự phát triển
“Sinh sản hữu tính”,“Sự phát triển của động vật”,“Sự phát triển của thực vật”
③Sự duy trì cân bằng môi trường bên trong cơ thể sinh vật
“Môi trường bên trong cơ thể”,“Cơ chế duy trì môi trường bên trong cơ thể”,“Sự miễn dịch”
④Phản ứng của sinh vật với môi trường
“Phản ứng và hành vi của động vật”,“Phản ứng của thực vật với môi trường”
⑤Sinh thái và môi trường
“Quần thể và quần xã”,“Hệ sinh thái”
⑥Sự tiến hóa của sinh vật và hệ thống sinh vật
“Cơ chế tiến hóa sinh học”,“Hệ thống sinh vật”
Môn tổng hợp

Đề tổng hợp thuộc các lĩnh vực Chính trị / Kinh tế / Xã hội, Địa lý, Lịch sử

1:Chính trị / Kinh tế / Xã hội
①Xã hội hiện đại
Thông tin xã hội, Xã hội già hóa dân số, Hiểu biết đa văn hóa, Đạo lý sinh mệnh, An ninh xã hội và phúc lợi xã hội, Chuyển biến của các xã hội vùng, Nỗ lực giảm thiểu bất bình đẳng, Vấn đề lương thực, Vấn đề năng lượng, Vấn đề môi trường, Duy trì bền vững xã hội
②Kinh tế hiện đại
Thể chế kinh tế, Kinh tế thị trường, Cơ chế giá cả, Người tiêu dùng, Biến động kinh tế, Chính sách kinh tế và vai trò của chính phủ, Vấn đề lao động, Tăng trưởng kinh tế, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Tỷ giá hối đoái, Cán cân thanh toán quốc tế
③Chính trị hiện đại
Nguyên lí chủ nghĩa dân chủ, Hiến pháp Nhật Bản, Các nội dung cơ bản về nhân quyền và ảnh hưởng của Luật pháp, Quốc hội, Nội các, Tòa án, Chủ nghĩa dân chủ nghị viện, Tự trị địa phương, Tham gia chính trị và bầu cử, Nhân quyền mới
④Xã hội quốc tế hiện đại
Quan hệ quốc tế và Luật pháp quốc tế, Toàn cầu hóa, Thống nhất khu vực, Liên hiệp quốc và Các tổ chức quốc tế, Vấn đề Nam Bắc, Vấn đề nhân quyền – sắc tộc – dân tộc, Vấn đề môi trường toàn cầu, Hòa bình thế giới và hợp tác quốc tế, Đóng góp cho quốc tế của Nhật Bản
2:Địa lý
Suy nghĩ đánh giá về địa lý của nhiều chủ đề và đặc trưng riêng của thế giới hiện đại.
Địa cầu và bản đồ, Khoảng cách và phương hướng, Hình ảnh trong không trung và ảnh vệ tinh, Giờ tiêu chuẩn và chênh lệch múi giờ, Thông tin địa lý, Khí hậu, Địa hình, Thảm thực vật, Tôn giáo – Văn hóa – Đời sống trên thế giới, Tài nguyên và Công nghiệp, Dân số, Đô thị - Nông thôn, Giao thông và Thông tin liên lạc, Môi trường tự nhiên và Phòng chống thiên tai – thảm họa, Môi trường và lãnh thổ của Nhật Bản.
3:Lịch sử
①Sự hình thành của xã hội hiện đại và tổng thể hóa thế giới
Cách mạng công nghiệp, Cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp, Sự hình thành của quốc gia dân tộc, Chủ nghĩa đế quốc và thực dân hóa, Sự hiện đại hóa của Nhật Bản và Châu Á.
②Nhật Bản và thế giới trong thế kỉ thứ XX
Chiến tranh thế giới thứ I và Cách mạng Nga, Các cuộc đại khủng hoảng kinh tế, Chiến tranh thế giới thứ II và chiến tranh lạnh, Sự độc lập của các quốc gia Châu Á – Phi, Lịch sử Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ II, Khủng hoảng dầu mỏ, Sự “tan băng” của Chiến tranh lạnh.

Thông tin chi tiết hãy xem ở trang chủ chính thức của Kì thi du học Nhật Bản (EJU)

日本への留学は 日本留学試験EJUの案内リンクバナー

2:Bí quyết nâng điểm

①Chú trọng vào tiếng Nhật
Tổng điểm EJU là 800 điểm (không bao gồm phần viết văn 50 điểm), điểm chia từng phần tiếng Nhật chiếm 400 điểm, Toán 200 điểm, nếu thi ban Khoa học xã hội thì môn tổng hợp 200 điểm, nếu thi ban Khoa học tự nhiên, chọn 2 trong 3 môn Vật lý / Hóa học / Sinh học để thi, chiếm 200 điểm. Dù thi ban nào thì môn tiếng Nhật vẫn vô cùng cần thiết, nên hãy chú trọng vào tiếng Nhật.
②Hãy chắc chắn lấy trọn điểm những câu hỏi dễ
Đặc trưng của EJU là những câu hỏi dễ chiếm hơn phân nửa. Những câu hỏi khó, tỉ lệ đáp đúng thấp, đến cuối cùng có thể không phải phần giúp bạn ăn điểm. Nên trong khoảng thời gian làm bài có hạn, thay vì cố gắng giải bằng được những câu hỏi khó, hãy tập trung lấy trọn điểm những câu hỏi dễ, đây là 1 bí quyết nâng điểm nên nhớ. Bình thường trong lúc học tập cũng chú ý điều này, không nên lơ là những câu hỏi dễ.
③Làm“Bảng câu hỏi độc quyền”, luyện tập thật nhiều lần.
Gợi ý nên luyện tập thật nhiều những đề thi mô phỏng và đề thi những năm trước để chuẩn bị cho ngày thi chính thức. Chép lại những câu hỏi đã sai trong lúc luyện tập, làm thành bảng câu hỏi độc quyền của chính mình. Tận dụng bảng câu hỏi đọc quyền để luyện đi luyện lại là 1 bí quyết nâng điểm vô cùng hiệu quả.
④Phương pháp học môn tổng hợp
Phạm vi ra đề môn tổng hợp nằm ở 6 lĩnh vực“Địa lý”,“Lịch sử”,“Kinh tế“,“Chính trị”,“Xã hội hiện đại”,“Xã hội quốc tế”. Nội dung về kinh tế, chính trị khá nhiều nhưng vì giữa các môn có sự liên kết với nhau nên không thể chỉ học kinh tế, chính trị mà bỏ bê các môn khác. Cũng vì vậy, nội dung cần phải nhớ sẽ rất nhiều, hãy chăm đọc sách tham khảo và các đề thi những năm trước, tổng hợp những điểm chính thường xuất hiện trong đề. Sau khi tổng hợp điểm chính, luyện đi luyện lại các đề thi là con đường ngắn nhất để đạt được điểm cao.

3:Mẫu đề thi những năm trước

Hãy luyện thi 1 cách thực tiễn bằng việc sử dụng đề thi những năm trước. Có rất nhiều sách tổng hợp đề thi Du học Nhật Bản được bán ở nhà sách, cũng có thể đặt mua trên mạng internet.

Dựa trên kết quả tự đánh giá khi làm bài thi những năm trước, tập trung hướng đến số điểm mong đạt được trong bài thi chính thức. Phân tích giữa số điểm đạt được trong bài thi những năm trước với số điểm mục tiêu, hiểu được môn sở trường và môn sở đoản, từ đó lập kế hoạch học tập chính xác. Bình tĩnh tiếp thu số điểm đạt được, tập trung những điểm quan trọng cần chú ý để có thể nâng cao trình độ bản thân hơn.

Ngoài ra, hãy xem thử mẫu đề thi những năm trước được đăng tải trên trang chủ chính thức của Kì thi Du học Nhật Bản nhé.

Mẫu đề thi những năm trước của Kì thi Du học Nhật Bản

Xem ở đây!