留学@JP(外国人進学・就職情報サイト)のロゴ

留学生進学準備の基礎知識─Phương pháp nộp hồ sơ dự thi Đại học / Trung cấp─

1:Quy trình nộp hồ sơ (5 bước)

Step 1Nhận hồ sơ
Đăng ký hồ sơ trên trang chủ của trường, hoặc có thể thông qua open campus, các buổi hội thảo tiến học, hoặc trực tiếp đến trường nhận.
Step 2Điền đơn đăng ký dự thi
Đơn đăng ký dự thi sẽ được gửi kèm với bộ yêu cầu tuyển sinh, có ghi rõ cách điền, hãy đọc kỹ và viết thật cẩn thận !
Step 3Chuẩn bị hồ sơ
Hãy đọc kỹ nội dung yêu cầu tuyển sinh, chuẩn bị sẵn những hồ sơ cần thiết. Cần có bảng điểm, tỷ lệ đến lớp của trường tiếng Nhật đang theo học. Ngoài ra còn cần bằng tốt nghiệp và bảng điểm cấp học cuối cùng ở quê hương bạn nên hãy sớm gửi hồ sơ từ quê hương bạn sang.
Step 4Đóng phí dự thi
Phí dự thi chuyển khoản qua ngân hàng hoặc đóng ở bưu điện. Chú ý nhớ dán biên lai đóng tiền vào đơn đăng ký dự thi.
Step 5Gửi hồ sơ
Bỏ những hồ sơ cần thiết vào phong bì quy định, nhớ kiểm tra lần cuối xem đã đủ hồ sơ chưa. Khi gửi ở bưu điện, hãy gửi bằng hình thức“Chuyển phát nhanh” hoặc “Gửi bảo đảm”

2:Những điều cần chú ý khi điền đơn đăng ký dự thi

①Viết nháp kỹ càng
Hãy sử dụng bút quy định để điền đơn đăng ký dự thi. Trước khi điền, đề nghị nên photo ra nhiều bản và dùng bút chì viết nháp trước. Chú ý không thể sử dụng loại bút có mực xóa được.
②Chuẩn bị ảnh thẻ với vẻ ngoài chỉnh chu, sạch sẽ
Ảnh thẻ được sử dụng để xác minh thân phận nên vô cùng quan trọng. Ảnh thẻ dán vào đơn đăng ký dự thi phải là ảnh theo kích cỡ quy định và chụp trong 3 tháng gần đây. Nên để kiểu tóc có thể nhìn rõ mặt, trang phục chỉnh chu.
③Điền tên gọi chính thức
Thông thường địa chỉ hay tên trường học có thể rút gọn nhưng khi điền đơn đăng ký dự thi, hãy viết tên gọi đầy đủ. Tên trường đã học ở quê hương bạn hãy điền bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
④Đóng dấu
Khung đóng dấu không dùng con dấu có sẵn mực trên nắp, hãy sử dụng con dấu thông thường ấn mực để đóng dấu.

3:Những điều cần chú ý khi chuẩn bị hồ sơ

①Chuẩn bị “Bảng điểm” và “Bằng tốt nghiệp” của cấp học cuối cùng
Cần trường ở quê hương cấp “Bảng điểm” và “Bằng tốt nghiệp” của cấp học cuối cùng. Việc gửi hồ sơ từ quê hương đến Nhật Bản sẽ tốn nhiều thời gian nên nhất định hãy chuẩn bị sớm. Ngoài ra, ứng với số lượng trường định dự thi mà chuẩn bị thật nhiều bộ nhé.
②Những hồ sơ chứng nhận về nguyên tắc đều phải nộp bản gốc
Trên cơ bản, hồ sơ đăng ký thi đại học đều phải nộp bản gốc. Có nhiều học sinh đơn giản nghĩ rằng bản scan (photo) đều giống nhau nhưng hãy đọc thật kỹ nội dung yêu cầu tuyển sinh để không xảy ra sai sót.
③Thời hạn có hiệu lực của các loại hồ sơ
Những hồ sơ chứng nhận trên cơ bản đều có hiệu lực 3 tháng.Chỉ cần quá hạn 1 ngày thì sẽ trở nên vô hiệu. Tùy quốc gia mà hồ sơ chứng nhận của trường học có thể ghi ngày tháng cấp hoặc không nên cũng cần chú ý.※Ví dụ: Hạn chót nộp hồ sơ vào trường muốn dự thi là ngày 1/10. Trường hợp ngày cấp hồ sơ chứng nhận là 30/6, kì hạn có hiệu lực là 3 tháng thì hồ sơ này có hiệu lực đến ngày 29/9, từ ngày 30/9 trở đi không thể sử dụng.Giai đoạn dự thi vào các trường ở Nhật là từ tháng 8 năm dự thi kéo dài đến tháng 2 hoặc giữa tháng 3 năm kế tiếp, nên tốt nhất các bạn hãy đăng ký hồ sơ từ quê hương trong giai đoạn này sao cho không quá hạn và nếu có thể hãy chuẩn bị thật nhiều bộ nhé.
④Những hồ sơ không phải bằng tiếng Nhật đều cần đính kèm bản dịch
Những hồ sơ được cấp bằng ngôn ngữ gốc không phải tiếng Nhật đều phải có bản dịch tiếng Nhật đính kèm.Trong trường hợp này, có thể nhờ trường tiếng Nhật đang theo học phiên dịch giúp. Tùy quy định từng trường mà việc phiên dịch cần tốn thời gian từ 3 đến 7 ngày. Để không sát hạn nộp hồ sơ dự thi, hãy sớm trao đổi với giáo viên.