「留学@JP:外国人進学・就職情報サイト」のロゴマーク

問い合わせページへのメールアイコンリンクお問い合わせ

Cách viết sơ yếu lí lịch

《日本語》 《English》 《中文》

1. Thời gian trong sơ yếu lí lịch

  • Về thời gian, hãy ghi ngày bạn nộp sơ yếu lí lịch.

    ※ Trường hợp gửi bằng bưu điện: Ghi ngày bỏ vào hòm thư

    ※ Trường hợp gửi mail: Ghi ngày gửi mail

    ※ Trường hợp nộp trực tiếp: Ghi ngày nộp

  • Có thể ghi năm theo lịch phương Tây (20XX年), hoặc theo lịch Nhật (平成(へいせい)XX年、令和(れいわ)XX年)
    ※ Trường hợp ghi năm Tây lịch, tất cả các mục đều phải thống nhất theo năm Tây lịch.

2. Tên và phiên âm

  • Hãy viết tên bằng chữ in hoa dễ nhìn.
  • Họ, tên đệm, tên phải viết tách nhau một khoảng.
  • Hãy viết tên theo đúng thứ tự như trên hộ chiếu hoặc thẻ ngoại kiều.
  • Người có tên khác thường gọi, thì ghi tên thường gọi cũng không sao.
  • Trường hợp ô phiên âm của tên ghi 「フリガナ」thì hãy viết phiên âm bằng Katakana.
  • Trường hợp ô phiên âm của tên ghi 「ふりがな」thì hãy viết phiên âm bằng Hiragana.

3. Ngày tháng năm sinh

  • Trường hợp ngày tháng nộp sơ yếu lí lịch ghi theo năm Tây lịch, thì ngày tháng năm sinh hãy viết theo năm Tây lịch.
  • Trường hợp ngày tháng nộp sơ yếu lí lịch ghi theo năm Nhật, thì ngày tháng năm sinh hãy viết theo năm Nhật.
  • Về tuổi, hãy tính theo cách tính tuổi của Nhật.
    ※ Ở Nhật, tính tuổi lúc sinh ra là 0, sinh nhật năm tiếp theo mới được 1 tuổi.

4. Ảnh hồ sơ

  • Hãy sử dụng ảnh chụp tại máy chụp ảnh hồ sơ, hoặc chụp tại tiệm chụp hình.
  • Phông nền màu trắng, xanh, hoặc xám là tốt nhất.
  • Ở Nhật, việc chỉnh sửa hình như làm đẹp da, v.v… là điều cấm kị. Hãy đảm bảo hình giống với người thật.
  • Hãy mặc vest khi chụp ảnh. Màu đen hoặc màu xanh đậm là tốt nhất.
  • Áo sơ mi hãy chọn màu trắng hoặc màu pastel như xanh nước biển nhạt.
  • Phụ kiện trang sức hãy chọn kiểu dáng nhỏ gọn.
  • Tóc mái không được để dài chạm mắt, tóc dài phải buộc lên gọn gàng.
  • Khi chụp ảnh hãy đảm bảo bản thân trông thật chỉn chu, để có thể xin được việc.

5. Học vấn

  • Hãy viết quá trình học tập theo trình tự thời gian. Không viết king nghiệm nghề nghiệp.
  • Hãy viết quá trình học tập từ khi tốt nghiệp cấp ba.
  • Hãy viết năm/ tháng nhập học, năm/ tháng tốt nghiệp.
  • Nếu viết thêm quốc gia bạn học/ địa chỉ của trường để trong ( ), thì hồ sơ sẽ trở nên dễ hiểu hơn cho người xem

6. Kinh nghiệm làm việc

  • Hãy viết tên các công ty bạn đã làm theo trình tự thời gian.
  • Hãy viết năm/ tháng vào công ty, năm/ tháng nghỉ việc.
  • Tên của công ty phải viết tên đầy đủ chính thức. ◯:Công ty cổ phần A-Tech ✕:A-Tech
  • Không viết kinh nghiệm làm thêm hay kinh nghiệm thực tập.
    ※ Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm làm thêm có liên quan đến nội dung công việc tại vị trí ứng tuyển thì có thể ghi vào.

Ví dụ OK!
Kinh nghiệm làm thêm: Dịch vụ khách hàng tại khách sạn
Vị trí tuyển dụng: Lễ tân khách sạn

Ví dụ OK!
Kinh nghiệm thực tập: Nghiên cứu tại hãng sản xuất
Vị trí tuyển dụng: Bán hàng tại công ty nghiên cứu marketing

Ví dụ NG!
Kinh nghiệm làm thêm: Dịch vụ khách hàng tại nhà hàng
Vị trí tuyển dụng: Vị trí tổng hợp tại hãng sản xuất
Lý do NG:Kinh nghiệm làm việc và vị trí ứng tuyển không phù hợp

  • Trường hợp muốn nêu bật kinh nghiệm làm thêm hay kinh nghiệm thực tập, hãy viết vào mục PR bản thân (自己じこPR)
  • Phải viết cả những công ty có thời gian làm việc ngắn.
  • Lý do nghỉ việc cũng viết một cách ngắn gọn, đơn giản.
Ví dụ
一身上いっしんじょう都合つごうにより退職たいしょく」(Nghỉ việc vì lý do cá nhân)
帰国きこくのため退職たいしょく」(Nghỉ việc về nước)
会社かいしゃ都合つごうにより退職たいしょく」(Nghỉ việc do tình hình công ty)
契約けいやく期間きかん満了まんりょうのため退職たいしょく」(Nghỉ việc do hết hạn hợp đồng)
Trường hợp nghỉ việc vì lý do cá nhân như có bất mãn với công ty, hay thăng tiến nghề nghiệp thì viết「一身上いっしんじょう都合つごうにより退職たいしょく
  • Trường hợp có kinh nghiệm làm việc ở quốc gia khác Nhật Bản, hãy viết tên quốc gia trong ( ) để người xem dễ hiểu.
  • Cuối cùng hãy viết「以上いじょう

7. Kỹ năng ngôn ngữ

  • Hãy liệt kê tất cả các ngôn ngữ bạn có thể sử dụng.
  • Trình độ ngôn ngữ, viết một trong 3 cấp độ日常にちじょう会話かいわレベル (Giao tiếp hàng ngày)、ビジネスレベル (Giao tiếp business)、ネイティブレベル (Trình độ bản ngữ)
  • Hãy viết kết quả của kì thi năng lực ngoại ngữ, kèm theo năm/ tháng đạt kết quả đó.

8. Kỹ năng sử dụng máy tính/ kỹ năng IT

  • Hãy liệt kê các phần mềm máy tính, kỹ năng IT mà bạn có thể sử dụng.
    ※ Trường hợp viết vào bản kinh nghiệm làm việc thì không cần viết vào sơ yếu lí lịch.
  • Hãy ghi những phần mềm Microsoft office bạn biết sử dụng như Excel、Word、PowerPoint、Access
    ※ Trường hợp có thế mạnh về Excel, nên viết cả các hàm mà bạn biết sử dụng.

9. Giấy phép, bằng cấp

  • Hãy viết các giấy phép, bằng cấp mà bạn đã lấy ở nước mẹ đẻ, hay ở Nhật.
  • Trường hợp điều kiện tuyển dụng có yêu cầu giấy phép, bằng cấp, nhất định hãy ghi vào.
  • Nếu có giấy phép, bằng cấp có ích cho công việc, nhất định hãy ghi vào.
  • Trường hợp đang học, chưa thi lấy bằng hay chứng chỉ, hãy ghi vào phần PR bản thân rằng bạn đang học để nhà tuyển dụng biết.

10. Sở thích, kỹ năng đặc biệt

  • Hãy viết các sở thích và kỹ năng đặc biệt nếu có. Có thể nói về sở thích với nhà phỏng vấn để cuộc trò chuyện sôi nổi hơn.
  • Sở thích và kỹ năng đặc biệt cũng là một cách để PR bản thân.

11. PR bản thân, lý do ứng tuyển

  • Hãy viết phần PR bản thân và lý do ứng tuyển của bạn dựa trên các kỹ năng, kinh nghiệm và hình mẫu nhân vật mà công ty đang tìm kiếm.
  • Trường hợp chuyển việc, hãy tìm những điểm PR bản thân từ công việc, chứ không chỉ những điểm tốt ở thời sinh viên.

12. Tình trạng hiện tại

  • Hãy viết ga gần nhất từ nhà bạn.
  • Về thời gian di chuyển đi làm, hãy viết thời gian cần thiết để di chuyển từ nhà đến địa điểm làm việc mà bạn ứng tuyển.
  • Trường hợp kết hôn, có vợ/ chồng thì hãy khoanh vào mục あり (có)
この記事をSNSでシェアしよう!
ページの先頭へ