「留学@JP:外国人進学・就職情報サイト」のロゴマーク

問い合わせページへのメールアイコンリンクお問い合わせ

Những điều cần chú ý khi nhờ cấp hồ sơ, nhận và gửi hồ sơ dự thi đại học

2020/09/24

Chào các bạn du học sinh ! (^^)

Các bạn đã đọc qua bài viết nào về những điều cần chú ý khi viết đơn dự thi, gửi hồ sơ dự thi, đăng ký tài liệu, viết đơn nguyện vọng dự thi, v.v chưa ?

Nếu vẫn chưa đọc thì nhất định hãy xem những bài viết này 1 lần ~ ! Chắc chắn sẽ nắm được nhiều thông tin hữu ích.

・Từ đăng ký nhận đến nộp hồ sơ dự thi → 日本語中文Tiếng Việt

・Những điều cần chú ý khi viết hồ sơ dự thi → 日本語中文Tiếng Việt

・Cách viết đơn nguyện vọng dự thi (Video) → Tại đây

 

🌠Hôm nay sẽ giải thích những điều cần chú ý khi chuẩn bị tài liệu nộp dự thi 🌠

Đầu tiên nên chuẩn bị những tài liệu nào ?

“Giấy chứng nhận tốt nghiệp” “Giấy chứng nhận thành tích” hoặc “Giấy chứng nhận dự kiến tốt nghiệp”

Đây đều là những tài liệu cần thiết.

Du học sinh đang học ở trường THPT Nhật Bản → Phiếu khảo sát, trong đó sẽ bao gồm “Giấy chứng nhận thành tích”“Giấy chứng nhận dự kiến tốt nghiệp”. Cần đăng ký với giáo viên phụ trách.

Trường hợp đang học THPT ở Việt Nam rồi chuyển tiếp sang Nhật, cần nộp “Giấy chứng nhận học sinh”“Giấy chứng nhận thành tích” trong thời gian học đó.

Du học sinh đang học ở trường tiếng Nhật“Bảng điểm”, “Giấy chứng nhận tỷ lệ đến lớp”, “Giấy chứng nhận dự kiến tốt nghiệp” sẽ do trường tiếng Nhật cấp.

Ngoài ra đã tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, cần có “Giấy chứng nhận tốt nghiệp”“Giấy chứng nhận thành tích” do trường THPT Việt Nam cấp.

Trừ những giấy tờ trên đây còn yêu cầu thư giới thiệu, phiếu thị dân v.v Hầu hết đều là các giấy tờ có thể chuẩn bị ở Nhật, nhưng “Giấy chứng nhận tốt nghiệp” và “Giấy chứng nhận thành tích” do trường THPT Việt Nam cấp thì cần phải nhờ trường Việt Nam, nên khi đăng ký nhận, có những điểm cần chú ý.

1.Từ khi cấp cho đến khi gửi đến Nhật tốn nhiều thời gian. Hãy chuẩn bị trước nào.

“Giấy chứng nhận học sinh” “Giấy chứng nhận tốt nghiệp” và “Giấy chứng nhận thành tích” sau khi được trường THPT Việt Nam cấp, gửi qua đường bưu điện, đến được Nhật tốn nhiều thời gian, vì vậy nhất định hãy chuẩn bị trước !

2.Tài liệu chứng nhận về nguyên tắc yên cầu nộp bản gốc.

Tất cả những tài liệu chứng nhận của nhà trường đều yêu cầu bản gốc. Nhiều học sinh nghĩ đơn giản rằng tài liệu scan (photo) cũng giống nhau thôi, nhưng nhất định hãy chuẩn bị bản gốc.

3.Tài liệu chứng nhận của Việt Nam: hãy chuẩn bị thật nhiều bộ.

Nếu được, hãy chuẩn bị số lượng tương ứng với số trường bạn muốn dự thi. Mỗi trường dự thi cần nộp 1 bản gốc. Nếu có thể đậu vào trường mong muốn chỉ trong 1 lần thi là tốt nhất, nhưng nếu tỷ lệ cạnh tranh cao, cân nhắc trường hợp không thi đậu thì vẫn nên chuẩn bị nhiều bộ sẽ an tâm hơn.

4.Hạn sử dụng

Tài liệu chứng nhận dự thi đều chỉ có hiệu lực trong vòng 3 tháng. Dù chỉ lố hạn 1 ngày thì tài liệu cũng mất tác dụng. Tùy quốc gia, có tài liệu trường cấp không ghi ngày tháng, cũng có trường hợp ghi nên cần chú ý.

※Ví dụ: Hạn nộp hồ sơ của trường bắt đầu từ ngày 1/10/2020. Trường hợp hồ sơ được cấp vào nagyf 30/6/2020, có hiệu lực 3 tháng, vậy sẽ có hiệu lực đến ngày 29/9, từ ngày 30/9 trở đi không thể sử dụng. Nên hồ sơ của ngày 30/6 không được sử dụng để dự thi.

Mùa dự thi của các trường Nhật Bản kéo dài từ tháng 8 năm này đến tháng 2 hoặc giữa tháng 3 năm tiếp theo, nên để hồ sơ không hết hạn, tốt nhất chuẩn bị thật nhiều.

※Ví dụ: 15/8, 1/11, 20/1, mỗi lần đăng ký vài bộ thì khi nộp hồ sơ dự thi sẽ an tâm hơn.

5.Đính kèm bản dịch với “Giấy chứng nhận học sinh” “Giấy chứng nhận tốt nghiệp” và “Giấy chứng nhận thành tích” của trường Việt Nam.

Những tài liệu chứng nhận của Việt Nam đều cần có bản dịch tiếng Nhật đi kèm. Hãy nhờ giáo viên trường bạn đang học. Trong đó có thể có trường bảo bạn tự dịch, nhưng hầu hết các trường đều sẽ dịch thay, nên khi bạn nhận được tài liệu rồi thì hãy đưa giáo viên xác nhận và dịch nhé.

Điều cần chú ý khi gửi bưu điện

Về hạn nộp hồ sơ, có 2 loại là “Dấu bưu điện có hiệu lực” và “Bắt buộc phải tới nơi”

  • “Dấu bưu điện có hiệu lực”

“Dấu bưu điện có hiệu lực”là gửi bưu điện vào ngày chót cũng không vấn đề, chỉ cần có dấu tiếp nhận của bưu điện vào ngày đó thì vẫn kịp.

Hãy đến quầy giao dịch của bưu điện và gửi bằng hình thức “Gửi đảm bảo” hoặc “Chuyển phát nhanh” nhé !

  • “Bắt buộc phải tới nơi”

“Bắt buộc phải tới nơi” là hồ sơ bắt buộc phải giao đến trường vào ngày chót. Cho dù chỉ quá hạn 1 ngày thì hồ sơ cũng không được chấp nhận, sẽ mất tư cách dự thi, nên trường hợp “Bắt buộc phải tới nơi”cần đến quầy giao dịch của bưu điện trước 2, 3 ngày và gửi bằng hình thức “Gửi đảm bảo” hoặc “Chuyển phát nhanh” nhé !

Hãy đọc thật kỹ điều kiện tuyển sinh của trường muốn dự thi, nắm rõ nội dung !!

Những điều cần chú ý khi chuẩn bị hồ sơ dự thi có rất nhiều.

Trao đổi với giáo viên chỉ đạo tiến học của trường bạn, nghe và làm theo những gì giáo viên hướng dẫn nhé !

この記事をSNSでシェアしよう!
ページの先頭へ